Việc chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn sẽ là một bước quan trọng không thể thiếu để có thể tự tin trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bài viết này gợi ý cho bạn một số kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh BĐS bổ ích để có thể tự tin bước vào buổi phỏng vấn của mọi công ty bất động sản với khả năng được chấp thuận vô cùng tốt.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Khi bắt đầu phỏng vấn, điều đầu tiên của các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ muốn nghe nhất chính là giới thiệu về bản thân của ứng viên, ngoài việc diện cho mình bộ trang phục chỉnh chu, lịch sự thì đây chính là mấu chốt quan trọng để có thể gây ấn tượng tốt ban đầu của ứng viên cho các nhà tuyển dụng.
Đối với nhà tuyển dụng, thông qua việc giới thiệu bản thân, họ sẽ có cái nhìn nhận ban đầu về thái độ, cách ứng xử, kỹ năng nói chuyện cũng như sự tự tin của ứng viên phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh bđs, để có thể đánh giá sơ bộ liệu ứng viên có phù hợp hay không?
Để có thể gây ấn tượng tốt cho các nhà tuyển dụng, việc luyện tập nói chuyện trước buổi phỏng vấn là điều cần làm để tạo sự tự tin cho bản thân, rèn luyện kỹ năng giao tiếp trôi chảy, hạn chế việc mắc lỗi, sai sót khi đang giới thiệu về bản thân. Nên sử dụng những từ ngữ dể hiểu, đơn giản, sắp xếp câu chữ mạch lạc và cần giữ cách nói chuyện khiêm tốn, trung thực.
Sau khi chuẩn bị tư tưởng xong tiếp đến là phần nội dung giới thiệu bản thân khi phỏng vấn.
1. Lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng
Lời cảm ơn chân thành đầu tiên của ứng viên chính là dành cho họ sự tôn trọng và cảm kích khi được mời tham dự buổi phỏng vấn. Họ sẽ có cái nhìn thiện cảm và dành cho ứng viên sự đánh giá tích cực.
2. Giới thiệu thông tin cá nhân bản thân
Hãy giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi tác, bí danh bản thân để có thể dễ dàng kết nối, tương tác với nhà tuyển dụng sau này. Không ai lại muốn phỏng vấn người mà mình không biết gọi như thế nào để phù hợp cả.
3. Giới thiệu trình độ học vấn, chuyên môn
Mặc dù những thông tin này đều đã có trong hồ sơ ứng viên. Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp cho nhà tuyển dụng tập trung vào những điểm quan trọng, đây cũng là phần mình có thể tập trung nói chi tiết hơn những chỗ trong CV chưa đề cập đến.
4. Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc
Đây là phần quan trọng trong việc giới thiệu bản thân, ứng viên nên tập trung nói về những kinh nghiệm phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh bđs, có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc của công ty. Hạn chế việc trình bày dài dòng, gây nhiễu loạn thông tin nhà tuyển dụng.
Nếu là sinh viên mới ra trường, việc tham gia các hoạt động trong xã hội trường lớp và rút ra được kinh nghiệm gì sau các hoạt động đó chính là điều nhà tuyển dụng muốn nghe thấy từ ứng viên.
Còn nếu là người đã có kinh nghiệm, thì việc trình bày kinh nghiệm bản thân cần sự tự tin chắc chắn trong từng câu nói sẽ thể hiện mình hoàn toàn có khả năng làm được việc đó.
5. Ưu điểm, nhược điểm của bản thân
Trung thực nói ra ưu điểm và nhược điểm của bản thân để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có phù hợp với vị trí này hay không. Bên cạnh đó họ còn có thể giúp ứng viên có thể phát huy được hết khả năng và khắc phục những hạn chế của ứng viên khi đã trở thành nhân viên của họ.
6. Mục tiêu trong công việc
Cần xác định rõ mục tiêu ngắn và dài hạn của bạn là như thế nào? Từ đó cho thấy được tầm nhìn, định hướng phát triển tương lai của ứng viên và đặc biệt thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân trước nhà tuyển dụng.
7. Lời cảm ơn kết thúc giới thiệu bản thân
Để hoàn thành việc trình bày về bản thân ứng viên với nhà tuyển dụng, lời cảm ơn cuối cùng đánh dấu sự hoàn chỉnh không quá cứng nhắc, có tính chuyên nghiệp và lòng biết ơn vì đã lắng nghe phần trình bày của mình.
Bài test phỏng vấn BĐS hay gặp
Sau phần trình bày giới thiệu bản thân, các nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu hỏi để test thử kinh nghiệm của ứng viên. Dưới đây là một số câu hỏi hay gặp của nhà tuyển dụng bất động sản.
1. Cách tốt nhất để tiếp cận đến khách hàng tiềm năng là gì?
Câu trả lời phù hợp: Để kiếm được những khách hàng tiềm năng, điều quan trọng là nhân viên kinh doanh phải hiểu rõ được sản phẩm mình đang bán, hiểu được mong muốn khách hàng. Lên kế hoạch hành động cụ thể: Salephone, phát tờ rơi, đăng tin trên các trang BĐS… Đồng thời, tích cực tham gia những buổi sự kiện của dự án để tìm kiếm khách hàng và cố gắng kết nối những mối quan hệ có sẵn để mở rộng thêm nguồn khách hàng cho bản thân.
2. Trong một dự án, thông tin nào quan trọng nhất đối với khách hàng?
Câu trả lời phù hợp: Thông thường khách hàng thường tìm kiếm những thông tin về chủ đầu tư, vị trí dự án, loại sản phẩm, số phòng ngủ, tiện ích nội, ngoại khu, liên kết vùng như thế nào và đặc biệt là mức giá có phù hợp hay không, có đầu tư được hay không ?
3. Khi sắp mở bán một dự án mới, bạn thường chuẩn bị những gì?
Câu trả lời phù hợp: Khi một dự án sắp được mở bán, cần tìm hiểu kỹ thông tin dự án, theo dõi thị trường BĐS trong khu vực để nắm được mức giá chung của khu vực đó, chuẩn bị kế hoạch tiếp cận khách hàng qua nhiều hình thức.
4. Bạn có sử dụng Internet và những trang mạng xã hội Facebook, Zalo… để phục vụ công việc của mình không?
Câu trả lời phù hợp: Thực hiện đăng tải các nội dung về dự án trên các phương tiện truyền thông internet, các trang mạng xã hội, giới thiệu đến khách hàng những chính sách ưu đãi hấp dẫn, những lý do nên đầu tư nhằm tạo sự quan tâm và niềm tin cho khách hàng.
Buổi phỏng vấn là cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân trước những người phỏng vấn để có thể được nhận vào làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh bđs. Càng chuẩn bị kỹ lưỡng bao nhiêu chứng tỏ bạn càng chuyên nghiệp và càng có nhiều cơ hội thành công hơn bao giờ hết.
Tham khảo ngay chính sách tuyển dụng sale BĐS với mức lương và hoa hồng hấp dẫn của chúng tôi, đặc biệt không yêu cầu kinh nghiệm, có hỗ trợ đào tạo ngay từ ban đầu.